Bệnh sa tử cung hay còn gọi là sa dạ con là bệnh thường gặp ở phụ nữ sau sinh và đã từng sinh con bằng đường âm đạo. Đây là tình trạng tử cung bị sa vào trong lòng âm đạo. Bệnh có thể kèm theo nhiều biến chứng như niệu đạo, bàng quang hay trực tràng cũng hay bị sa ra bên ngoài.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh sa tử̉ cung
-Sau khi sinh con, tử cung của người phụ nữ to và rộng hơn, nếu làm việc nặng nhọc dây chằng tử cung bị giãn ra, gây ra tình trạng sa tử cung.
-Phụ nữ đang ở tuổi mãn kinh thì lượng hormone cũng giảm đi dễ dẫn đến bệnh sa tử cung.
-Phụ nữ sinh nở nhiều lần, bị táo bón kinh niên hoặc thiếu dinh dưỡng.
-Sinh non, sảy thai nhiều lần hoặc ít vận động trước và sau khi sinh
-Khó sinh, thời gian rặn sinh kéo dài, hoặc thai nhi quá lớn.
Dấu hiệu bệnh sa tử cung
Bệnh sa tử cung được chia thành 3 cấp độ chính sau đây:
Cấp độ 1: Tử cung sa xuống, thập thò vùng âm đạo.
Cấp độ 2: Tử cung lộ ra ngoài âm đạo, thân nằm trong âm đạo.
Cấp độ 3: Toàn bộ tử cung sa hẳn ra ngoài âm đạo.
Tuy nhiên, bệnh vẫn có những triệu chứng khác như:
-Vùng kín xuất hiện khí hư màu trắng và loãng. Đôi khi kèm theo chảy máu âm đạo.
-Đau lưng, đau thắt lưng, nặng và tức bụng dưới.
-Cảm giác trì nặng vùng chậu.
-Sa trực tràng, thấy khó khăn trong việc đi tiểu.
-Đau khi quan hệ tình dục và không thể đạt được khoái cảm
-Đau vùng thắt lưng
-Sa niệu đạo hay mót đi tiểu.
Nguy hại của bệnh sa tử cung
-Sa tử cung khiến nữ giới có cảm giác đau tức ở bụng, đi tiểu nhiều lần…ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt.
-Bệnh gây nên tình trạng sa các cơ quan vùng chậu khác như trực tràng, bàng quang…khiến nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiết niệu là rất cao.
-Phụ nữ bị sa tử cung có cảm giác giảm ham muốn, không khoái cảm và khó khăn hơn trong chuyện chăn gối gây ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.
-Tăng nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa: Khi tử cung sa khỏi vùng chậu là cơ hội cho tác nhân xấu gây hại và phát triển thành bệnh viêm nhiễm: viêm âm đạo, viêm tử cung, viêm lộ tuyến…
Phòng ngừa bệnh sa tử cung
-Phụ nữ cần giữ gìn sức khỏe sau sinh và thực hiện tốt các chỉ định của bác sĩ đưa ra.
-Có chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý.
-Không lao động quá nặng, tránh vận đồng nhiều
-Giữ cho việc nhuận tràng được dễ dàng, nếu có hiện tượng táo bón các bạn có thể uống 10g Ma Nhân Hoàn, mỗi ngày 2 lần; hoặc sáng tối mỗi lần 1 thìa mật ong, giúp nhuận tràng thông tiện. Tuyệt đối không rặn đại tiện.
-Khi trời lạnh cần giữ cho cơ thể được ấm hoặc trái gió trở trời, đề phòng cảm mạo ho nhiều.
Điều trị bệnh sa tử cung
Hiện nay, có rất nhiều địa chỉ y tế uy tín trong điều trị bệnh sa tử cung an toàn và hiệu quả mà chị em có thể tin tưởng lựa chọn. Tùy thuộc vào nguyên nhân, mức độ tổn thương, mức độ sa tử cung, tình trạng sức khỏe của bản thân, nhu cầu sinh đẻ của người bệnh…mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
-Những bệnh nhân sa tử cung ở mức độ 1 và 2, có nhu cầu sinh đẻ, bệnh nhân già yếu, sức khỏe kém không muốn hoặc không thể phẫu thuật được sẽ được bác sĩ chỉ định dùng thuốc kết hợp với chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý và tránh làm việc nặng.
-Trường hợp sa tử cung ở mức độ 3, bác sĩ sẽ điều chỉnh lại tử cung, phải phẫu thuật mổ, cắt bỏ và dùng thuốc theo chuẩn đoán điều trị của bác sĩ sản phụ khoa đảm trách. Sẽ làm cho bề mặt khung xương chậu vững chắc hơn. Bên cạnh đó người bệnh sa tử cung cần phải bổ sung những thực phẩm tốt cho sức khỏe, ăn nhiều rau để tránh táo bón.
- Tag: